Tin tức triển lãm

2020-03-11

Dùng hình ảnh ngân hàng để trục lợi: Kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật

Một website ngang nhiên dùng hình và thương hiệu của Ngân hàng BIDV để quảng cáo dịch vụ cho vay tiêu dùng. Ảnh: C.H

Sau Vietcombank và VPBank, đến lượt Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa phải phát đi các cảnh báo liên quan đến tình trạng hàng loạt website giả mạo ngang nhiên sử dụng hình ảnh, thương hiệu của ngân hàng mới mục đích trục lợi.

Mượn danh quảng cáo cho vay tiền

Gần đây, mạng internet liên tiếp xuất hiện một số website đặt tên miền có gắn kèm yếu tố BIDV như bidv-vay24h, bidv347, hoidap-bidv… dễ gây hiểu lầm rằng đây là các website do ngân hàng hoặc các đơn vị có trách nhiệm của Ngân hàng BIDV vận hành, triển khai. Truy cập vào website vaybidv24...com, màn hình của phóng viên hiện ra giao diện tràn ngập hình ảnh, logo thương hiệu và câu slogan của Ngân hàng BIDV “Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công”. Website được thiết kế bắt mắt, liệt kê rất nhiều dịch vụ và tiện ích khác nhau mà người truy cập rất dễ lầm tưởng là do Ngân hàng BIDV cung cấp.

 

Qua người trực tổng đài “hotline 24/24h” tại website này, phóng viên Báo Lao Động được cung cấp thông tin về các khoản vay tiêu dùng theo lương, vay theo hóa đơn tiện ích, vay theo hợp đồng vay cũ và thậm chí có thể vay được tiền dựa theo hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Hạn mức cho vay mà website này cung cấp cũng rất cởi mở, thậm chí tối đa lên tới 500 triệu đồng nếu vay bằng lương với lãi suất từ 0,6%-1,6%/tháng. Người vay chỉ cần cung cấp chứng minh thư, bảo hiểm y tế và sổ hộ khẩu kèm sao kê bảng lương là có thể được giải ngân cho vay.

 

Với khoản vay qua hóa đơn, người trực tổng đài này cho biết, mức lãi suất sẽ cao hơn, từ 1%-1,8%/tháng nhưng người vay chỉ cần chứng minh thư, sổ hộ khẩu và 1 hóa đơn điện nước gần nhất là có thể vay tới 100 triệu đồng. “Nếu anh có hợp đồng bảo hiểm nhân thọ tham gia trên 1 năm bất kể là của hãng bảo hiểm nào của Việt Nam, bên em có thể cho vay đến 300 triệu đồng với lãi suất cao nhất là 1,6%” - người này nói.

 

Tuy nhiên trao đổi với PV Báo Lao Động, đại diện Ngân hàng BIDV khẳng định, trang web vaybidv24...com này và các trang web khác có gắn kèm tên BIDV như bidv-vay24h, bidv347, hoidap-bidv đều không phải của ngân hàng. “Ngân hàng chỉ có một website chính thức tại địa chỉ https://www.bidv.com.vn” - đại diện BIDV cũng khuyến cáo người dùng không nên bấm (click) vào các liên kết hoặc thông tin quảng cáo không rõ nguồn gốc.

 

Sẽ kiến nghị xử lý

Không chỉ bị giả mạo website, nhiều ngân hàng cũng đang phải đối mặt với tình trạng nhiều trang fanpage giả mạo xuất hiện trên mạng xã hội Facebook ngang nhiên lấy hình ảnh và thương hiệu của ngân hàng để quảng cáo cho các dịch vụ cho vay tiêu dùng, đáo hạn thẻ tín dụng hay cho vay qua thẻ tín dụng. Tình trạng này không chỉ xuất hiện với các ngân hàng lớn Vietcombank, Vietinbank hay BIDV mà còn xảy ra với hàng loạt ngân hàng có quy mô nhỏ hơn như VPBank, SCB khiến người dân có nhu cầu dịch vụ tài chính bối rối. Và họ có thể gặp rủi ro nếu cung cấp các thông tin tài chính cá nhân qua các fanpage giả mạo.

 

Về nội dung này, đại diện Ngân hàng Vietcombank khẳng định với PV Báo Lao Động rằng: “Vietcombank sẽ đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo các quy định pháp luật hiện hành. Để hỗ trợ thông tin cho khách hàng, ngân hàng cũng thường xuyên có cảnh báo bằng bài viết, clip hình ảnh trực quan và gửi mail cảnh báo tới khách hàng” - đại diện Vietcombank cho hay.

 

NewsFrom